Để kinh doanh Airbnb có lãi thì chỉ có 2 cách, hoặc tăng thu, hoặc giảm chi. Nếu kết hợp cả 2 được thì càng tốt.
Mình đã viết bài chia sẻ về cách TỐI ƯU HÓA CHI PHÍ VẬN HÀNH. Trong bài này, mình sẽ nói rõ hơn về cách TỐI ƯU HOÁ DOANH THU TỪ AIRBNB.
Công thức tính doanh thu tháng cơ bản là: Doanh thu = Giá 1 đêm (1) x Số đêm (2) + Nguồn thu khác (3)
Như vậy để tăng doanh thu thì có thể tăng (1), (2) hoặc/và (3):
(1): Giá 1 đêm (nightly price) chỉ nên tăng khi nhà bạn có thiết kế độc đáo, tiện nghi cao cấp (hồ bơi, phòng gym…), nằm ở vị trí đẹp (gần trung tâm, gần biển…), khu vực ít cạnh tranh, khi vào mùa cao điểm (Noel-Tết Tây/ta, 30/4-1/5, mùa hè tháng 7-8). Đối với các nhà gần biển thì thường weekend cũng đông khách hơn nên host có thể sử dụng Weekend price per night (trong Booking settings / Pricing / Extra charges) để tăng giá cho mỗi tối thứ sáu & thứ bảy.
Để xác định nightly price nào là hợp lý thì các bạn đọc thêm bài CHO THUÊ NHÀ GIÁ BAO NHIÊU nhé.
(2): Số đêm tương ứng với tỷ lệ lấp đầy (occupancy rate). Khi kinh doanh cho thuê nhà, occupancy rate là chỉ số quan trọng nhất nhưng nó thường tỷ lệ nghịch với giá 1 đêm, cũng giống như sản lượng bán ra thường tỷ lệ nghịch với giá bán sản phẩm. Khách hàng nào cũng muốn dịch vụ tốt với giá cả phải chăng, chứ chẳng ai muốn trả giá cao cho dịch vụ tồi cả. Những hosts nào muốn đầu tư tối thiểu (nội thất xấu, nhà cũ hoặc không thuận tiện đi lại) nhưng lại để giá cao thì đừng ngạc nhiên nếu không có khách book. Hoặc nếu khu vực đó đang có quá nhiều nhà cho thuê với giá $20/đêm mà bạn cho thuê căn tương tự với giá $30/đêm thì cũng đừng thắc mắc tại sao nhà bạn ế nhé.
Để tăng occupancy rate thì host cần: - linh hoạt điều chỉnh nightly price: chỉnh sẵn giá cao cho mùa cao điểm trong năm & sẵn sàng hạ giá vào mùa thấp điểm (là thời gian ngay sau mùa cao điểm). Khi lịch tuần sau chưa có khách book hoặc tháng sau mới chỉ kín lịch dưới 50% thì host cũng cần hạ giá ngay nếu muốn đảm bảo nguồn doanh thu. Các bạn xem thêm ví dụ cụ thể trong bài KINH DOANH AIRBNB CÓ LÃI KHÔNG. - thu hút thêm khách trung-dài hạn: thông qua chính sách giảm giá tuần & tháng (Weekly discount & Monthly discount trong Booking settings / Pricing / Length-of-stay prices). Nếu bạn giảm 30% cho khách thuê tháng thì cũng tương đương với occupancy rate của bạn ở mức 70%, bằng với doanh thu bạn có được từ 21 ngày cho thuê ngắn hạn nhưng đỡ mất công trả lời khách, quản lý check-in/out, dọn dẹp... Khách trung-dài hạn sẽ giúp bạn dễ dàng vượt qua những mùa thấp điểm mà vẫn có doanh thu ổn định. Như nhà mình hiện giờ chỉ có 30% là khách ngắn hạn book qua Airbnb, còn lại là khách trung-dài hạn (đã từng book qua Airbnb trước kia & gia hạn trực tiếp sau đó) hoặc khách do khách Airbnb giới thiệu, nhờ đó occupancy rate luôn duy trì ở mức 80-100% suốt cả năm.
(3) Nguồn thu khác: bao gồm Cleaning fee, Additional guests (trong Booking settings / Pricing / Extra charges), cung cấp thêm dịch vụ ăn uống, giặt sấy, đưa đón sân bay, cho thuê xe máy, bán SIM… Bên cạnh việc cho thuê nhà (Stays), các hosts cũng có thể bán thêm các hoạt động trải nghiệm online hoặc offline (Experiences) như tour du lịch, nấu ăn, vẽ, yoga, khiêu vũ, làm gốm, thêu thùa… hoặc hợp tác với các đơn vị cung cấp các dịch vụ này để có thêm thu nhập từ hoa hồng giới thiệu.
Chúc các hosts có khách đều đều & tối ưu hoá doanh thu từ Airbnb nhé ❤️
Bạn muốn trở thành host Airbnb? Bắt đầu tạo listing tại đây để được admin hỗ trợ trong quá trình host!
Comments