Mình đã từng viết 1 bài phân tích các yếu tố giúp tăng hạng (search ranking) trên Airbnb nhưng có vẻ như các host vẫn chưa thật sự hiểu rõ về thuật toán tìm kiếm & còn có những ngộ nhận về search ranking. Vẫn còn đó những câu hỏi như: Tại sao tôi không tìm thấy listing của mình? Trong số vô vàn các listing đang có trên Airbnb, thuật toán sẽ quyết định hiển thị listing nào cho khách du lịch?...
Dựa trên mục hỏi đáp & trang cộng đồng của Airbnb, mình sẽ trả lời các câu hỏi trên trong 2 phần: sự thật & ngộ nhận về search ranking.
A. SỰ THẬT VỀ SEARCH RANKING
Mục tiêu của thuật toán tìm kiếm Airbnb là giúp khách tìm thấy listing hoàn hảo cho chuyến đi của mình & giúp chủ nhà tìm được những vị khách phù hợp nhất. Airbnb xem xét gần 100 yếu tố khác nhau trước khi hiển thị kết quả tìm kiếm, & bạn đừng quá lo lắng về việc phải hoàn hảo về mọi mặt để được lên trang đầu.
Airbnb không công bố cụ thể danh sách các yếu tố được xem xét, nhưng các yếu tố này đều thuộc các nhóm cơ bản sau:
- Nhu cầu của khách: Airbnb phân tích các yếu tố liên quan đến khách, bao gồm nơi họ đang ở, các chuyến đi trước đó, các listing mà họ đã thêm vào wish list hoặc click vào để xem…
- Chi tiết listing: Airbnb cũng xét đến số review 5*, giá cả, vị trí của listing, có Instant Book hay không, mức độ tương tác của chủ nhà & nhiều yếu tố khác.
- Chi tiết chuyến đi: Airbnb còn quan tâm đến số lượng khách đi cùng, thời gian lưu trú, thời điểm book, khung giá min-max khách đã chọn & nhiều yếu tố khác.
Nếu bạn muốn biết chi tiết hơn, Airbnb đưa ra một số thông tin cụ thể như sau:
1. Hiểu người tìm kiếm
Để hiểu khách đã phản hồi như thế nào về listing của bạn trong các tìm kiếm trước đó, Airbnb xem xét nhiều tín hiệu khác nhau, nhưng có 2 yếu tố quan trọng là:
- Số lần khách click vào listing: Khi listing được hiển thị trong kết quả tìm kiếm, Airbnb coi đó là một dấu hiệu tốt nếu khách click vào listing đó để tìm hiểu thêm. Để đảm bảo công bằng cho tất cả các host, Airbnb chỉ đếm số lần click từ các khách khác nhau. Một số cách giúp tăng số lần click là tạo ấn tượng ngay từ tấm hình đầu tiên khiến khách muốn click ngay, hoặc tích cực trao đổi wish list với các host khác.
- Số lần Request to book: Airbnb cũng xem xét số lần khách yêu cầu đặt phòng khi họ xem listing, chứng tỏ listing đó đủ tốt khiến khách quyết định đặt phòng.
2. Hiểu listing
Đây là một số yếu tố phụ thuộc nhiều vào chủ nhà:
- Review: Airbnb quan tâm đến số lần khách đã ở, các đánh giá & xếp hạng mà khách để lại. Tuy review 5* là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả tìm kiếm, nhưng nếu khách có lỡ đánh giá tiêu cực hoặc không viết review thì cũng không sao vì số ít không chắc có tác động đáng kể đến xếp hạng của bạn.
- Giá cả: Airbnb khẳng định giá là một trong những yếu tố quyết định mà khách thường xem xét khi so sánh listing. Vì thế host nên để giá cạnh tranh trong khu vực thị trường của mình bằng cách linh động điều chỉnh giá theo mùa cao-thấp điểm hoặc sử dụng Smart pricing.
- Superhost: Trong khi bản thân danh hiệu Superhost không trực tiếp giúp tăng hạng listing, các yếu tố cần để đạt được Superhost lại góp phần đáng kể vào search ranking. Nếu muốn, khách cũng có thể lọc kết quả tìm kiếm để chỉ hiển thị các listing của Superhost.
- Listing mới: Để tạo điều kiện thuận lợi cho new host, Airbnb đảm bảo các listing mới được hiển thị tốt trong kết quả tìm kiếm.
3. Trải nghiệm đặt phòng của khách
Lý do khiến khách tiếp tục chọn Airbnb là trải nghiệm tích cực, vì vậy Airbnb đánh giá cao listing của các host có lịch sử tương tác tốt với guest, cụ thể là:
- Tỷ lệ phản hồi & thời gian phản hồi: Trả lời các yêu cầu của khách trong vòng 24 giờ sẽ giúp host tăng thứ hạng tìm kiếm.
- Từ chối: Đối với các host chọn Request to book, Airbnb theo dõi số lượng khách gửi yêu cầu đặt phòng nhưng bị từ chối. Thỉnh thoảng từ chối là không thể tránh khỏi, do đó, tương tự như các yếu tố khác trong search ranking, Airbnb sẽ phân tích các mẫu rộng trong nhiều tuần & tháng, chứ không chỉ dựa vào 1 lần từ chối riêng lẻ.
- Instant book: Khách thường đánh giá cao trải nghiệm đặt phòng nhanh chóng & dễ dàng, & có xu hướng chọn listing có Instant book, vì họ không phải chờ host trả lời hoặc lo sợ bị từ chối. Mục đích chính của công cụ tìm kiếm là hiển thị listing khiến khách muốn đặt ngay, vì vậy listing có Instant Book sẽ được thuật toán hỗ trợ tăng hạng. Tuy nhiên, nếu listing sử dụng Request to book (không phải Instant book) vẫn hoạt động tốt nhờ các yếu tố trải nghiệm đặt phòng khác, thì vẫn có thể hiển thị tốt trong kết quả tìm kiếm.
4. Vị trí
Airbnb tìm cách hiển thị listing ở các vị trí mà khách quan tâm nhất khi đặt phòng, giúp khách mau chóng tìm thấy listing cho chuyến đi của họ, từ đó tạo ra nhiều booking hơn cho cộng đồng host. Để thực hiện việc này, Airbnb xem xét lịch sử các booking từ cộng đồng guest, khi khách tìm kiếm 1 khu vực hoặc thành phố cụ thể, nơi họ muốn đặt phòng nhất.
5. Hiển thị trong kết quả tìm kiếm
Mặc dù đây không phải là một phần của search ranking, host cần lưu ý một số yếu tố sau để được hiển thị trong kết quả tìm kiếm:
- Thời gian duyệt listing: Để đảm bảo host có thời gian kiểm tra lại mọi thông tin cung cấp trên listing, thời gian chờ duyệt của Airbnb thông thường từ 6 đến 24 giờ kể từ khi tạo listing mới trước khi cho listing đó hiển thị trong kết quả tìm kiếm. Nếu sau 24 giờ đăng mà vẫn chưa thấy listing của mình, host có thể liên hệ Get help của Airbnb để tìm hiểu lý do.
- Số đêm tối thiểu & tối đa: Để hiển thị trong các tìm kiếm theo ngày tháng cụ thể, listing phải có số đêm tối thiểu & tối đa phù hợp. Nếu muốn xuất hiện nhiều nhất trên kết quả tìm kiếm, host nên giảm số đêm tối thiểu & tăng số đêm tối đa càng nhiều càng tốt.
- Lưu trú dài hạn: Một số khách Airbnb tìm kiếm thời gian lưu trú dài hơn 28 ngày. Để listing hiển thị trong các tìm kiếm này, host cần có mức chiết khấu tháng (monthly discount) đủ hấp dẫn để tính ra giá thuê tháng hợp lý cho khách.
B. NGỘ NHẬN VỀ SEARCH RANKING
Bên cạnh các yếu tố thực sự ảnh hưởng đến search ranking, các host cũng cần tìm hiểu kỹ để tránh một số ngộ nhận sau:
1. Trao đổi wish list không có tác dụng gì cả.
--> Không đúng, như đã phân tích ở mục A1, wish list giúp tăng số lần click vào listing vốn là 1 yếu tố ảnh hưởng đến search ranking. Listing có càng nhiều lượt wish list càng được hiển thị tốt hơn trong kết quả tìm kiếm. Ngoài ra, Airbnb sẽ hiển thị các listing đã được wish list trong các lần tìm kiếm sau, nhằm nhắc khách nhớ book listing mà họ đã yêu thích.
2. Liên tục vào chỉnh sửa listing sẽ giúp tăng hạng trên search ranking.
--> Không đúng, việc liên tục chỉnh sửa listing chẳng có lợi mà cũng chẳng hại gì đến search ranking cả. Nếu đã hài lòng với hình, giá & mô tả listing, host cứ để yên như vậy & chờ cho đến khi có booking thôi. Còn nếu chờ lâu quá vẫn không có booking, host cần kiểm tra lại hình có đủ ấn tượng chưa, giá có đủ hấp dẫn chưa (nhất là vào mùa thấp điểm và/hoặc trong khu vực có nhiều cạnh tranh) & tích cực trao đổi wish list để sớm có booking.
3. Làm Airbnb cần phải quảng cáo mới có khách.
--> Bản thân Airbnb không bán quảng cáo cho host để được ưu tiên hiển thị trong kết quả tìm kiếm, nhằm đảm bảo công bằng cho cả cộng đồng host & guest khi chỉ hiển thị những kết quả phù hợp nhất theo tiêu chí tìm kiếm. Nếu muốn, host có thể tự chạy quảng cáo trên blog, web cá nhân, mạng xã hội… khi bấm nút/biểu tượng Share hoặc Embed </> ở góc trên bên phải của listing rồi copy-paste đoạn code này vào các kênh khác.
4. Tôi không thể có khách vì không tìm thấy listing của mình hoặc listing nằm ở trang cuối kết quả tìm kiếm.
--> Những tìm kiếm chung chung trên toàn thành phố & không có ngày tháng cụ thể không thể mang tính đại diện vì cho ra quá nhiều kết quả. Khách Airbnb thường chọn sẵn ngày check in/out & khu vực họ muốn ở, cũng như sử dụng bộ lọc để tìm những listing có những tiện nghi mà họ cần. Do đó kết quả tìm kiếm sẽ chỉ còn hiển thị những listing phù hợp nhất với tiêu chí của khách, & có thể listing của bạn sẽ xuất hiện ngay trang đầu mà không phải cạnh tranh với quá nhiều listing khác không phù hợp.
Khi host chọn Instant book & yêu cầu guest phải có review tốt mới được book, listing đó sẽ hiển thị Request to book đối với new guest hoặc khách đã đăng xuất, vì họ chưa thoả điều kiện do host đặt ra để có thể book ngay. Nếu những khách này chọn thêm bộ lọc Instant book thì listing Request to book sẽ không thể hiển thị trong kết quả tìm kiếm.
5. Tôi phải từ chối khách vì họ không phù hợp với nội quy trong nhà. Điều này khiến search ranking của tôi bị ảnh hưởng.
--> Không hẳn, như đã phân tích ở mục A3, 1 lần từ chối chưa thể ảnh hưởng ngay đến search ranking, nhưng nhiều lần từ chối (so với các host khác trong cùng khu vực) sẽ khiến ranking bị giảm. Host nên viết rõ nội quy để guest tìm hiểu kỹ trước khi book, cũng như cập nhật lịch thường xuyên để tránh tình trạng overbook. Danh sách các tiện nghi trong nhà & các cài đặt khác cũng cần phải chính xác để khách không bị hụt hẫng hay thất vọng.
6. Hai người cùng áp dụng các tiêu chí giống nhau thì kết quả tìm kiếm sẽ giống nhau.
--> Không đúng, như đã phân tích ở mục A, Airbnb hiển thị kết quả tìm kiếm dựa trên phân tích nhu cầu riêng của mỗi khách, bao gồm cả lịch sử tìm kiếm/yêu thích/đặt phòng trong quá khứ, chứ không chỉ căn cứ trên các tiêu chí tìm kiếm hiện tại. Nếu bạn thử thực hiện tìm kiếm trên 2 thiết bị khác nhau hoặc từ 2 địa điểm khác nhau hoặc với 2 trạng thái khác nhau (đã đăng nhập/đã đăng xuất) thì Airbnb cũng sẽ cho ra các kết quả tìm kiếm không hoàn toàn giống nhau.
7. Tôi có thể tìm listing trên Airbnb dựa trên từ khoá hay tìm theo tên của host.
--> Hiện nay thì Airbnb chưa cung cấp tính năng tìm kiếm theo từ khoá hay tìm theo tên của host, nhưng có thể trong tương lai sẽ có tính năng này. Guest vẫn có thể tìm thấy các listing phù hợp dựa trên các tiêu chí tìm kiếm, bản đồ & bộ lọc, cũng như save vào wish list các listing yêu thích để dễ tìm lại sau này. Còn host cũng có thể share listing của mình theo hướng dẫn ở mục B3.
Hy vọng các host đã hiểu đúng & đủ về search ranking để có thể tối ưu hoá listing của mình & có nhiều booking hơn nhé!
Bạn muốn trở thành host Airbnb? Bắt đầu tạo listing tại đây để được admin hỗ trợ trong quá trình host!
Comments